Để phục vụ cho công tác thiết kế, thi công các công trình như: nhà cao tầng,đường hầm, công trình đường giao thông, công trình cầu…chúng ta cần tiến hành nghiên cứu địa chất, đo đạc địa hình tại địa điểm, vị trí diễn ra dự án. Từ đó đánh giá được khả năng xây dựng, dự toán được chi phí, dự đoán những tình huống phát sinh có thể xảy ra. Vì thế, công tác đo đạc địa hình, khảo sát địa chất đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thành công của một dự án xây dựng.
Đo đạc địa hình là gì?
Để hiểu được đo đạc địa hình là gì, trước hết chúng ta cần nắm được khái niệm về địa hình. Địa hình là phần mặt đất với các yếu tố trên bề mặt của nó như dáng đất, chất đất, thủy hệ, lớp thực vật, đường giao thông, điểm dân cư, các địa vật…
Còn trong quân sự, địa hình được đánh giá theo đặc điểm kiểu dáng đất, khả năng cơ động, điều kiện quan sát, ngụy trang và các điều kiện tự nhiên khác.
Công việc đo đạc địa hình diễn ra khi nào?
Song song với công tác khảo sát địa chất thì công tác đo đạc địa hình diễn ra xuyên suốt trong quá trình xây dựng, thi công và hoàn thiện dự án.
Xây dựng dự án: Dự án khi mới bước đầu xây dựng còn thể hiện trên giấy, các nhà khảo sát địa hình đã phải tiến hành nghiên cứu toàn bộ địa hình, thế đất, dáng đất…tại vị trí tiến hành thi công dự án đó. Các nhà nghiên cứu đo đạc địa hình sẽ tiến hành đo vẽ thực tế để lấy được số liệu độ cao của các điểm, đo đạc độ chênh giữa từng khu vực địa hình bằng máy thủy bình tự động. Sau đó tính toán xử lý số liệu để đưa ra được độ cao của các điểm so với một mốc chuẩn nào đó. Các số liệu đó để xây dựng được mặt cắt địa hình.
Đo đạc địa hình trong giai đoạn này còn cho chúng ta thấy được chất đất tại chân công trình, lớp thực vật bên dưới địa hình… Nhưng quan trọng nữa là hệ thống đường giao thông có thuận tiện hay không, điểm dân cư tại dự án với quy mô dân số ra sao và đặc trưng dân số như thế nào mới tiến hành hành và hiệu quả được.
Thiết kế thi công dự án: Sau khi kết hợp đo đạc địa hình với một loạt các khảo sát khác, những số liệu thu được trong quá trình đo đạc địa hình sẽ được tiến hành xử lý phân tích và khái quát thành bản vẽ kỹ thuật, bản đồ địa hình. Đây là những tư liệu quý báu giúp cho ban quản lý dự án lên được phương án thiết kế và thi công dự án một cách chính xác với chi phí hợp lý nhất.
Hoàn tất dự án: Công trình hoàn tất được đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng cần được thử nghiệm để nhận biết độ lún, độ biến dạng… của công trình. Đồng thời tiến hành khảo sát địa chất, đo đạc địa hình sau khi công trình đi vào sử dụng để đánh giá được chất lượng công trình, tính hữu dụng của công trình tới đâu.
Trên đây là các thông tin cơ bản về đo đạc địa hình. các bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy liên hệ với công ty Phúc gia để được tư vấn nhé?
CTY CỔ PHẦN ĐO ĐẠC XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ PHÚC GIA
- Điện thoại: 0989116275 (Đo Đạc Phúc Gia)
- Email: lienhe.phucgia@gmail.com
- Địa chỉ: 23-25 Đường Số 13 – KDC Nam Long, P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM
- Website: dodacphucgia.com